Bắc Mộc Hương

130.000₫

Số lượng

Mô tả :

MỘC HƯƠNG ( Radix saussureae lappae) Mộc hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mộc hương có nhiều loại, sách Trung dược học ( Trung quốc) nêu 2 loại: Vân mộc hương Saussurea lappa mọc ở vùng Lệ giang tỉnh Vân nam ( nên có tên Vân mộc hương) và Xuyên mộc hương Viadiminia souliei (Franch) Ling. Còn loại trồng ở Ấn độ, Miến điện thì sách thuốc Trung quốc gọi là Quảng mộc hương. Sách của Đỗ tất Lợi có giới thiệu thêm cây Thổ mộc hương Inula helenium L. đều thuộc họ Cúc. Theo Đỗ tất Lợi, hiện ta đã di thực được 2 loại Quảng mộc hương và Thổ mộc hương.Trong bài thuốc Định suyễn hoàn dùng Quảng Mộc Hương                             ...

MỘC HƯƠNG

( Radix saussureae lappae)

Mộc hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mộc hương có nhiều loại, sách Trung dược học ( Trung quốc) nêu 2 loại: Vân mộc hương Saussurea lappa mọc ở vùng Lệ giang tỉnh Vân nam ( nên có tên Vân mộc hương) và Xuyên mộc hương Viadiminia souliei (Franch) Ling. Còn loại trồng ở Ấn độ, Miến điện thì sách thuốc Trung quốc gọi là Quảng mộc hương. Sách của Đỗ tất Lợi có giới thiệu thêm cây Thổ mộc hương Inula helenium L. đều thuộc họ Cúc. Theo Đỗ tất Lợi, hiện ta đã di thực được 2 loại Quảng mộc hương và Thổ mộc hương.Trong bài thuốc Định suyễn hoàn dùng Quảng Mộc Hương

                                         

                               Cây Mộc hương

Tính vị qui kinh:

Vị đắng , cay, tính ôn. Qui kinh Tỳ, Vị, Đại tràng, Đởm.

Theo các sách cổ:

  • Sách Bản kinh: Vị cay, ôn.
  • Sách Thang dịch bản thảo: Khí nhiệt, vị cay đắng, không độc.
  • Sách Bản thảo cầu chân: vị cay đắng.
  • SaÙch Bản thảo diễn nghĩa bổ di: hành Can kinh.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập tâm, phế, can, tỳ, vị, bàng quang.
  • Sách Bản thảo cầu chân: nhập Can, Tỳ.

Thành phần chủ yếu:

Vân mộc hương và Quảng mộc hương có chừng 1 - 2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa Saussurin (Ancaloit) và chừng 18% chất Inulin. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu có: Aplotaxene, Anpha-Ionone, Beta-seline, Saussurea-lactone, Costunolide, Costic acid, Anpha-costene, Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin.

Tác dụng dược lý:

1.Theo Y học cổ truyền:

Mộc hương có tác dụng điều trung hành khí chỉ thống. Chủ trị các chứng tỳ vị khí trệ, tả lî do tích trệ, lý cấp hầu trọng, tỳ rối loạn vận hóa, mất chức năng sơ tiết tỳ vị khí hư.

                                            

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: trị tả khí, trừ độc dịch.
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa: Mộc hương chuyên tả lãnh khí tắc trệ giữa vùng ngực bụng.
  • Sách Trân chân mang: tán trệ khí, điều chư khí, hòa vị khí, tả phế khí.

2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Trên thực nghiệm, Mộc hương cótác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản.
  • Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị rối loạn tiêu hóa: bụng đầy đau, sôi bụng ( do trúng hàn khí trệ).

  • Mộc hương điều khí tán:Mộc hương, Bạch đậu khấu, Đàn hương, Cam thảo đều 4g, Đinh hương 2g, Hoắc hương diệp 10g, Sa nhân 5g, sắc uống.

2.Trị chứng tả lî bụng đau, lý cấp hậu trọng ( do khí trệ ở đại trường):

  • Mộc hương bình lang hoàn: Mộc hương, Ngô thù đều 4g, Bình lang 10g, Thanh bì, Chỉ xác, Trần bì, Tam lăng đều 6g, Hoàng bá 10g, Nga truật 6g, Đại hoàng, Hương phụ, Khiên ngưu, Mang tiêu ( hòa uống) đều 10g sắc uống.
  • Hương liên hoàn: Mộc hương 4g, Hoàng liên 6g, sắc uống. Theo cổ phương thì Hoàng liên sao với Ngô thù, xong bỏ Ngô thù gia Mộc hương tán bột mịn hồ hoàn, mỗi lần uống 3 - 6g; trị viêm đại trường, kiết lî. Có thể dùng theo liều lượng trên sắc còn 100ml thụt lưu trị viêm đại trường mạn tính có kết quả.

Mã văn Quang dùng dịch Mộc hương 100% chích bắp, 2ml/lần, ngày 2 lần. Trị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp, viêm bao tử mạn 29 ca đạt tỷ lệ kết quả 93% ( Thông tin Trung thảo dược 1979, 3:37).

3.Trị cơn đau thắt túi mật: Hoàng dục Quang dùng thuốc trị 8 ca kết quả đều tốt ( Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1958, 1:24).

Liều dùng và chú ý:

  • Liều uống 3 -10g.
  • Thận trọng khi dùng đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng.

                                          

               

                                 

Có thể bạn quan tâm

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806