Lạnh, nóng, mỏi, đau, tê, phù : 6 biểu hiện có thể chẩn đoán kinh lạc không thông

Đăng bởi Ncs, Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 17/12/2018 | 0 bình luận

Trong cuốn <Hoàng Đế Nội Kinh> có ghi : " Kinh mạch giả, nhân chi sở dĩ sinh, bệnh chi sở dĩ thành, nhân chi sở dĩ trị, bệnh chi sở dĩ khởi" ( tạm dịch : Kinh mạch nguồn gốc của sự sống, nơi bệnh được hình thành, con người căn cứ vào nó để điều trị bệnh, bệnh cũng từ đó mà phát sinh) câu này cho thấy kinh lạc và sự phát sinh bệnh tật có mối liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Kinh lạc thống sướng thì âm dương có thể giao thông, khiến cơ thể có duy trì trạng thái âm dương cân bằng, ngược lại dễ phát sinh bệnh tật. Chúng ta thường nói " Thông thì bất thống, thống thì tất bất thông", kỳ thực mà nói, khi kinh lạc không thông sướng, co thể sẽ phát sinh 1 số tín hiệu cứu trợ.

 

 

Kiểm tra 1 chút xem cơ thể bạn có hay không 6 biểu hiện dưới đây, cho thấy kinh lạc không thông :

Nhức và đau - Đau nhức kinh lạc có 2 đặc điểm : Một là, Nhiều vị trí trên đường tuần hành kinh lạc đều có thể phát sinh đau đớn; hai là, men theo đường tuần hành kinh lạc xuất hiện " đau co kéo", thường thấy đau đầu, đau vai, đau lưng, đau gối..lấy đau đầu làm ví dụ, đau 2 bênh đầu là kinh Đởm vận hành không thông sướng; đau trước trán là của kinh Vị; đau đỉnh đầu và kinh Can có quan hệ mật thiết, đau sau gáy đau buốt thì kinh Bàng Quang có vấn đề. Vị trí đau khác nhau thường phát ở các nhóm người khác nhau, có liên quan mật thiết đến yếu tố thể chất, như nhóm dân văn phòng, thường dùng máy tính, điện thoại, công việc cúi đầu, hay phát sinh cổ vai, vùng lưng không thích hợp, người công việc đầu óc nếu không ăn sáng, hay gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu âm ỉ.

Lạnh - Thường phát ở khớp gối, sau lưng, thượng vị. người mặc áo hở rốn, vùng bụng dễ nhiễm lạnh xuất hiện đau lạnh bụng; người đi xe đạp điện, khớp gối dễ nhiễm gió ( phong), khiến cho có đai bảo vệ dày khớp gối cũng khó tránh được; sau lưng cơ thể là vị trí hay sợ lạnh nhất. Do vậy, 3 vị trí này dễ xuất hiện hiện tượng sợ lạnh, cũng thường thấy đau lạnh đi kèm.

Nóng - Kinh lạc không thông có thể xuất hiện cảm giác nóng, như kinh Tâm không thông xuất hiện tâm phiền, 3 kinh âm ở tay không thông sướng xuất hiện lòng bàn tay nóng, còn có thể dẫn đến mụn nhọt, thậm chí vùng mặt có cảm giác nóng rát. " Nhiệt" dễ xuất hiện ở nhóm thượng hỏa, nhóm này nói chung nóng nảy, dễ nóng giận, không nhịn được cáu giận.

Tê bì - Thường thấy nhất ở tay chân, đầu lưỡi. Tê tay vai đa phần có liên quan đến kinh lạc vị trí vùng cổ không thông, thường thấy ở người làm việc bàn giấy; tê vùng chân có liên quan với kinh lạc vị trí vùng lưng không thông, gặp nhiều ở nhóm người công việc hay phải ngồi lâu; tê bì đầu lưỡi có liên quan đến kinh lạc vùng não không không thông, đa phần do cao huyết áp, bệnh mạch vành của người già.

Mỏi - Cơ nhục của con người hay gặp, đa phần gặp ở những người bình thường ít vận động, sau khi vận động xong thấy đau mỏi toàn thân, nghỉ ngơi sau 1, 2 ngày thấy giảm. giai đoạn đầu của cảm mạo cũng dễ phát sinh đau mỏi. ở đây có liên quan đến kinh thái dương không thông.

Sưng phù - Sưng phù hay gặp ở chi dưới, vùng bụng, vùng eo. Chi dưới phù thũng có liên quan đến 3 kinh âm ở chân, đa phần gặp ở nhóm người công việc phải đứng lâu; vùng bụng, vùng eo phù thũng có liên quan đến Thận, Tim mạn tính, đa phần gặp ở người già.

Kinh lạc không thông hoặc ứ trở, thì vùng tuần hành của kinh lạc đó xuất hiện triệu chứng tương ứng; kinh lạc là con đường tuần hành của khí huyết, khí huyết hữu dư hay bất túc đều ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, từ đó mà xuất hiện triệu chứng của kinh lạc. Trong tình huống không xuất hiện triệu chứng cơ quan bệnh lý, chúng ta có thể sử dụng vài phương pháp nhỏ để giảm các cảm giác khó chịu do nó dẫn đến; kinh lạc bị hàn ngưng dẫn đến không thông, theo vị trí kinh lạc tuần hành tiến hành dùng ngải cứu hoặc châm cứu, có thể giảm đau, Triệu chứng thượng hỏa do nhiệt tà dẫn đến, có thể dùng Nhĩ tiêm hoặc lấy huyệt ở vùng tay vùng chân tiến hành chích huyết hoặc uống thuốc thanh nhiệt của trung y; cảm giác tức mỏi do tư thế chèn ép dẫn đến, có thể thông qua vận động làm giảm triệu chứng.

 

 

Trong cuộc sống, nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. đầu tiên, cần tăng cường vận động, các pháp đạo dẫn trung y như bát đoạn cẩm, ngũ cầm hí thích hợp luyện tập cho các độ tuổi, tập lâu ngày sẽ tăng cường cân cốt. tiếp theo, cần phải duy trì tinh thần thư thái, khí cơ thông sướng bách bệnh không sinh. Khi có cảm giác khó chịu, phải sớm kịp thời điều tiết, trợ giúp khí huyết thông sướng, triệu chứng sẽ được cải thiện.

Bản dịch : Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

 

经络不通,六字可断: 冷、热、酸、痛、麻、肿

《黄帝内经》记载:“经脉者,人之所以生,病之所以成,人之所以治,病之所以起。”说明疾病的发生与经络密不可分。经络通畅可交通阴阳,使机体保持阴平阳秘的和谐状态,反之就容易生病。人们常说“通则不痛,痛则不通”,其实是讲,在经络不畅时,人体会发出一些“求助信号”。检查一下自己的身体有没有以下六种反应,如果有,就说明经络不通了。

疼和痛。经络疼痛具有两个特点:一是在经脉循行线上的多个部位均可发生疼痛;二是沿经脉循行线出现“牵引痛”,常见头痛、颈肩痛、腰痛、膝关节痛等。以头痛为例,两侧头痛是胆经不通畅;前额痛在胃经;头顶痛与肝经密切相关;后脑勺疼痛则是膀胱经的问题。不同部位的疼痛好发人群不同,跟人体体质等因素密切相关,如上班族,经常用电脑、手机、伏案工作,容易出现颈肩、腰部不适,脑力工作者如果不吃早餐,则容易出现头晕、头隐痛的情况。

 

冷。好发于膝关节、后背、胃脘。穿露脐装的人,腹部容易着凉出现冷痛;电动车一族,膝关节容易迎风,即使戴上厚厚的护膝也难以避免;后背是人体最容易怕冷的部位。因此,这三个部位容易出现冷的表现,也可能冷痛并见。

热。经络不通也可能出现热的症状,如心经不畅出现心烦,手三阴不畅出现手心发热等,还会导致痤疮,甚至面部烘热等症状。“热”好发于上火一族,这些人一般脾气大、好生气、压不住火。

麻木。最常见于手足、舌头。手臂麻木多和颈椎部位经络不畅有关系,常见于伏案工作者;足部麻木和腰椎部位经络不畅有关,多见于久坐人群;舌头麻木和脑部的经络不畅有关,多发于有高血压、冠心病的老年人。

酸。人体肌肉容易出现酸痛,多见于平时缺乏运动的人。做运动之后的浑身酸疼,休息一两天就会缓解;感冒初期也容易出现酸痛,这和太阳经不通畅有关。

肿胀。肿胀好发于下肢、腹部、腰部。下肢肿胀和足三阴经有关,多发于站立工作的人群;腹部、腰部肿胀和肾、心的慢性病有关,多发于中老年人。

经脉不利或阻滞不通,经脉循行部位可出现相应症状;经脉是气血运行的通道,气血有余或不足,都可能影响经络功能,从而表现出经络病症。在没有器质性病变的情况下,我们可以使用几个小方法来缓解其导致的不适感:受寒引起的经络不通,在所循经络处进行艾灸或针刺,可缓解疼痛;热邪导致的上火症状,可在耳尖或手部穴位进行放血及口服清热的中药;由于姿势压迫导致的酸麻感受,可通过运动缓解症状。

生活中,应养成良好的生活习惯。首先,要加强运动,如中医导引法八段锦和五禽戏,适合各个年龄人群练习,日久可强筋健骨。其次,要保持心情舒畅,气机通畅则百病不生。感觉不适时,要及早调节,帮助气血通畅,症状就会改善。

来源:人民网-生命时报

Bình luận của bạn

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806