BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tại sao nói Hệ tiêu hóa – Bộ não thứ hai của con người

Đăng bởi Thạc sỹ, bác sỹ Tôn Mạnh Cường | 01/05/2021 | 0 bình luận

 

Hệ tiêu hóa vốn được coi là bộ não thứ hai của con người. Bởi sau bộ não, hệ tiêu hóa hay đường ruột chính là nơi chứa 70% hệ thống miễn dịch toàn cơ thể.

 

 

Hệ tiêu hóa có chức năng gì? Hoạt động thế nào?

Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa gồm miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến tụy, tuyến ruột. Đây là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể giúp cắt nhỏ thức ăn để cơ thể dễ hấp thụ và chuyển hóa. Tuyến nước bọt như một cỗ máy trộn, giúp thức ăn được đi xuống thực quản, dạ dày dễ hơn.

Theo PGS. TS. BS Nguyễn Thị Bay, bệnh viện Đại học Y Dược cho biết: Khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, dịch vị nước bọt giúp nhào trộn thức ăn rồi đưa xuống dạ dày. Dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn rồi đẩy xuống ruột non. Tại đây, thức ăn được cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và đẩy các chất cặn bã xuống ruột già để đẩy ra khỏi cơ thể dưới dạng phân.

Chức năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng

Để tiêu hóa thức ăn, hệ tiêu hóa cần sự phụ trợ của miệng, ruột non và ruột già. Sự phối hợp của các cơ quan này giúp cắt nhỏ thức ăn, nghiên thức ăn, để đưa xuống các dây truyền sau được dễ dàng và trơn tru hơn.

 

 

Chức năng miễn dịch

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, hệ tiêu hóa (đường ruột) quyết định 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể. Và có đến 95% vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và chỉ có 5% qua đường hô hấp và hậu môn. Như vậy có nghĩa là, các vấn đề về sức khỏe đa phần do vi khuẩn đường tiêu hóa gây nên. Chính vì vậy, hệ miễn dịch đường ruột chính là một pháo đài quan trọng để ngăn chặn tác nhân gây bệnh.

Nếu không có miễn dịch, đường ruột sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất, bị đánh úp không thể kháng cự. Không miễn dịch, đường ruột gần như một “ổ dịch” chỉ chờ bùng phát.

Chức năng thải độc

Lớp niêm mạc đường ruột có khoảng 30 triệu nhung mao (lông nhung). Dưới lớp nhung mao là các vi nhung mao. Chúng tạo ra 40-50 mét vuông bề mặt. Nhung mao kết hợp với các vi khuẩn đường ruột tạo thành lớp màng lọc các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, cản các vi khuẩn có hại và chất độc lại. Do đó, hệ vi khuẩn đường ruột cũng đóng vai trò cực kì quan trọng với cơ thể. Đặc biệt là sự nâng cao miễn dịch cơ thể và bảo vệ đường ruột khỏi tác nhân gây bệnh.

 

 

 

Bộ não thứ hai của con người quyết định điều gì?

Hệ thống miễn dịch (nằm ở ruột – hệ tiêu hóa) được điều khiển bởi ENS (hệ thần kinh ruột non). Một lượng lớn tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh giúp tạo nên hệ thần kinh. Trong đó, hooc-mon hạnh phúc serotonin được tìm thấy trong não và 95% hình thành ở ruột. Sự giống nhau này giúp hệ thần kinh ruột non được gọi là “bộ não thứ hai”.

Vi khuẩn đường ruột rất đa dạng và phong phú

Đường ruột ở người chính là nơi ở của hơn 500 loài vi khuẩn khác nhau. Lúc mới sinh, đường ruột không hề có vu khuẩn. Tuy nhiên, những vi khuẩn sẽ dần xuất hiện và lớn mạnh ở những tháng đầu đời. Vi khuẩn đường ruột được hình thành qua dinh dưỡng, thức ăn, sinh hoạt và cũng mất đi qua con đường đó.

Đa số lợi khuẩn nằm đường ruột cư trú ở ruột già. Tuy nhiên, chúng đều có mặt ở mọi nơi trong ống tiêu hóa nhưng với số lượng ít hơn. Theo các nghiên cứu, hệ vi khuẩn đường ruột gồm 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi tỷ lệ này được duy trì, bạn sẽ luôn khỏe mạnh. Nhưng khi tỷ lệ này mất đi, sức khỏe của bạn dần suy yếu, kiệt quệ. Chính vì vậy, cần bổ sung những thực phẩm tốt giúp cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. Đồng thời xây dựng thói quen vận động thể thao để tăng đề kháng, sản sinh vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

“Cái đầu” là bộ não thứ nhất, “cái bụng” là bộ não thứ hai

Não bộ và hệ thống tiêu hóa có sự liên quan mật thiết với nhau. Đây có thể là lý do chứng minh cho cảm giác cồn cào ở bụng, đói liên tục và buồn đi ngoài mỗi lần bạn căng thẳng và lo lắng. Não bộ quyết định mọi hoạt động của cơ thể. Hệ thống tiêu hóa lại quyết định các hoạt động nuôi sống cơ thể, duy trì sức khỏe và đảm bảo quá trình lưu truyền thông tin đến não bộ chính.

 

Bình luận của bạn

https://www.vietyduong.net/
0911.806.806